Khuyến mãi

Tìm thấy chúng tôi trên facebook

Video Clip

Thống kê truy cập

  • Đang online:42

  • Hôm nay:7307

  • Tuần này:100001

  • Tháng này:100001

  • Tổng truy cập:1747110

Donview interactive white board Man hinh cam ung 70 inches Màn hinh cảm ứng đa điểm 70 inches màn hình cảm ứng  65 inches Thiết bị trình chiếu Wifi ( Wireless) Bang  tuong tac Einstruction board smartboard 6065 Smarboard 5065 Labdisc globisens

Chi tiết tin tức

Nhận biết cơ bản về Màn Chiếu

Đăng lúc: 15-11-2013 04:31:35 PM - Lượt xem: 1919

NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÀN CHIẾU Độ gain của màn chiếu Các màn chiếu không tự phát ra ánh sáng mà nó chỉ phản xạ lại ánh sáng chiếu lên nó. Độ phản xạ ánh sáng của màn chiếu thường được đo và tính bằng “gain”. Gain càng cao thì độ phản xa ánh sáng càng lớn (có thể tìm thêm thông tin về gain trong bài viết trước của mình). Các màn chiếu tiêu chuẩn (màn trắng mờ) có độ gain từ 0.8 – 1. Các màn chiếu có gain trên 1.4 được coi là màn gain cao. Nếu độ gain vượt quá 1.8 thì sẽ có khả năng cao xảy ra hiện tượng “hotspot” (xem thêm ở bài trước). Đối với các màn chiếu có gain cao, chúng ta sẽ không cần phải cho máy chiếu sáng hết cỡ từ đó có thể kéo dài tuổi thọ bóng đèn. Tuy nhiêu đẩy cao độ gain cũng phải đánh đổi bởi độ rộng góc nhìn của màn chiếu. Tiêu chuẩn về độ sáng cho chiếu phim Khi nói vế máy chiếu, chúng ta thường nhắc đến độ sáng của máy chiếu (hay đèn chiếu). Nhưng thực ra chúng ta chỉ quan sát ánh sáng phản chiếu lại từ màn chiếu chứ không phải ánh sáng trực tiếp phát ra từ máy chiếu. Vì vậy sẽ thực tế hơn nếu chúng ta quan tâm đến độ sáng đo tại màn chiếu thay vì độ sáng của đèn chiếu. Vậy độ sáng của màn chiếu khi chiếu phim bao nhiêu là đủ? Có phải càng sáng là càng tốt. Không hẳn như vậy. Hình ảnh quá sáng sẽ khiến chúng ta bị nhức mắt nhất là khi chúng ta trải qua nhiều giờ để xem phim liên tục. Có một tiêu chuẩn về độ sáng màn chiếu mà hầu hết các rạp chiếu phim chuyên nghiệp đều tuân theo, tiêu chuẩn BS (British Standard). Theo đó độ sáng tiêu chuẩn cho màn chiếu phim của máy Digital là 14 +/-3 fL (foot Lambert) và máy chiếu phim 35mm (phim nhựa hay phim analog) là 16fL. Các máy chiếu phim gia đình hiện nay hầu hết đều đáp ứng tiêu chuẩn này. Thậm chí có những máy vượt qua cả 18fL như máy Epson TW3600 ở chế độ Dynamic ở khung hình 100in. Các máy chiếu văn phòng hay máy chiếu văn bản đều có độ sáng rất cao, vượt trên ngưỡng của tiêu chuẩn BS. Điều này là do mục tiêu của các máy chiếu này là để trình chiếu trong điều kiện phòng sáng và người xem không theo dõi trong thời gian dài. Nếu tìm hiểu kỹ thì chúng ta sẽ thấy rằng các máy chiếu văn phòng có độ tương phản và độ chính xác màu rất thấp, vốn là những tiêu chí quan trọng nhất trong chiếu phim ảnh. Điều này cũng dễ hiểu vì để đạt độ tương phản cao thì hy sinh độ sáng. Và một nguyên nhân nữa là để đạt độ sáng cao thì các máy văn phòng thường có gam màu xanh. Lý do đơn giản là khi nhiệt độ màu tăng cao thì ánh sáng phát ra là ánh sáng xanh (bạn có thể so sánh ngọn lủa của bếp ga và của một ngọn đèn cầy), do vậy máy văn phòng thường thiếu màu đỏ. . Màn chiếu 3D Phim 3D đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Hiện nay trên thị trường có 3 loại trình chiếu 3D gồm 3D chủ động (3D trặp), 3D bị động (3D phân cực) và công nghệ giao thoa màu của Dolby. - 3D phân cực Thiết bị: Máy chiếu -> kính phân cực -> màn chiếu bạc -> kính đeo phân cực - 3D giao thoa màu Thiết bị: Máy chiếu ->Bánh xe lọc màu -> màn chiếu trắng -> kính đeo lọc màu - 3D chủ động Thiết bị: Máy chiếu trặp hình -> màn chiếu trắng -> kính đeo chặp hình Màn chiếu dùng cho công nghệ 3D: Độ sáng của phim 3D bị suy giảm rất nhiều do kính lọc và kính đeo mắt. Hiện nay công nghệ phân cực RealD là cho hình ảnh sáng nhất. Độ sáng tối thiểu được chấp nhận cho trình chiếu phim 3D hiện nay là 4.5fL. Các công nghệ chiếu 3D khác nhau cũng sử dụng màn chiếu khác nhau: 3D phân cực: - Màn chiếu bạc để giữ lại tính phân cực của ánh sáng khi phản chiếu ở màn. - Để đảm bảo chất lượng của hình ảnh 3D, tỷ lệ tách hình phải lớn hơn 130:1. Hay nói một cách nôm na là nếu nhắm mắt trái thì mắt phải quan sát thấy hình ảnh phát ra từ máy chiếu bên phải phải rõ hơn hình ảnh phát ra từ máy chiếu bên trái hơn 130 lần và ngược lại. Điều này đảm bảo hiện tượng bóng ma (hay crosstalk) thấp ở mức chấp nhận được. - Màn chiếu bạc có gain rất cao nên không dùng được trong trình chiếu 2D do hiện tượng hotspot rất nhiều. - Hiện nay một số hãng sản xuất màn chiếu lớn cho ra đời các lọai màn chiếu có thể ứng dụng cho cả 3D phân cực và 2D như Silver 5D (3D+2D) của Stewart Screen hay Harkness 3D screen. 3D giao thoa màu và 3D chủ động: Sử dụng màn trắng thường Một số rạp dùng màn có gain cao nhằm bù đắp ánh sáng bị hao hụt trong quá trình chiếu 3D . Góc nhìn của màn chiếu Màn chiếu có gain càng cao thì góc nhìn càng hẹp. Lý do là vì các màn chiếu gain cao sẽ phản chiếu ánh sáng ngược lại theo hướng của nguồn phát sáng, cũng như một tấm gương, thay vì phân tán ánh sáng đều ra các phía. Đối với các màn chiếu trắng tiêu chuẩn, sự suy giảm độ sáng cũng xảy ra ở hai bên màn chiếu, đặc biệt là các màn chiếu lớn. Để khác phục điều này, các rạp chiếu phim thường dùng màn chiếu cong để phản chiếu ánh sáng nhiều hơn về phía khán giả. Thông thường độ sâu của màn cong bằng 5% bề ngang của màn. Ví dụ màn rộng 20m thì sâu vào 1m.

NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÀN CHIẾU

 

 

. Độ gain của màn chiếu


Các màn chiếu không tự phát ra ánh sáng mà nó chỉ phản xạ lại ánh sáng chiếu lên nó. Độ phản xạ ánh sáng của màn chiếu thường được đo và tính bằng “gain”. Gain càng cao thì độ phản xa ánh sáng càng lớn (có thể tìm thêm thông tin về gain trong bài viết trước của mình). Các màn chiếu tiêu chuẩn (màn trắng mờ) có độ gain từ 0.8 – 1. Các màn chiếu có gain trên 1.4 được coi là màn gain cao. Nếu độ gain vượt quá 1.8 thì sẽ có khả năng cao xảy ra hiện tượng “hotspot” (xem thêm ở bài trước).

Đối với các màn chiếu có gain cao, chúng ta sẽ không cần phải cho máy chiếu sáng hết cỡ từ đó có thể kéo dài tuổi thọ bóng đèn. Tuy nhiêu đẩy cao độ gain cũng phải đánh đổi bởi độ rộng góc nhìn của màn chiếu.


Tiêu chuẩn về độ sáng cho chiếu phim
Khi nói vế máy chiếu, chúng ta thường nhắc đến độ sáng của máy chiếu (hay đèn chiếu). Nhưng thực ra chúng ta chỉ quan sát ánh sáng phản chiếu lại từ màn chiếu chứ không phải ánh sáng trực tiếp phát ra từ máy chiếu. Vì vậy sẽ thực tế hơn nếu chúng ta quan tâm đến độ sáng đo tại màn chiếu thay vì độ sáng của đèn chiếu.

Vậy độ sáng của màn chiếu khi chiếu phim bao nhiêu là đủ? Có phải càng sáng là càng tốt. Không hẳn như vậy. Hình ảnh quá sáng sẽ khiến chúng ta bị nhức mắt nhất là khi chúng ta trải qua nhiều giờ để xem phim liên tục. Có một tiêu chuẩn về độ sáng màn chiếu mà hầu hết các rạp chiếu phim chuyên nghiệp đều tuân theo, tiêu chuẩn BS (British Standard). Theo đó độ sáng tiêu chuẩn cho màn chiếu phim của máy Digital là 14 +/-3 fL (foot Lambert) và máy chiếu phim 35mm (phim nhựa hay phim analog) là 16fL.

Các máy chiếu phim gia đình hiện nay hầu hết đều đáp ứng tiêu chuẩn này. Thậm chí có những máy vượt qua cả 18fL như máy Epson TW3600 ở chế độ Dynamic ở khung hình 100in.

Các máy chiếu văn phòng hay máy chiếu văn bản đều có độ sáng rất cao, vượt trên ngưỡng của tiêu chuẩn BS. Điều này là do mục tiêu của các máy chiếu này là để trình chiếu trong điều kiện phòng sáng và người xem không theo dõi trong thời gian dài. Nếu tìm hiểu kỹ thì chúng ta sẽ thấy rằng các máy chiếu văn phòng có độ tương phản và độ chính xác màu rất thấp, vốn là những tiêu chí quan trọng nhất trong chiếu phim ảnh. Điều này cũng dễ hiểu vì để đạt độ tương phản cao thì hy sinh độ sáng. Và một nguyên nhân nữa là để đạt độ sáng cao thì các máy văn phòng thường có gam màu xanh. Lý do đơn giản là khi nhiệt độ màu tăng cao thì ánh sáng phát ra là ánh sáng xanh (bạn có thể so sánh ngọn lủa của bếp ga và của một ngọn đèn cầy), do vậy máy văn phòng thường thiếu màu đỏ.
 

. Màn chiếu 3D
Phim 3D đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Hiện nay trên thị trường có 3 loại trình chiếu 3D gồm 3D chủ động (3D trặp), 3D bị động (3D phân cực) và công nghệ giao thoa màu của Dolby.

- 3D phân cực
Thiết bị: Máy chiếu -> kính phân cực -> màn chiếu bạc -> kính đeo phân cực

- 3D giao thoa màu
Thiết bị: Máy chiếu ->Bánh xe lọc màu -> màn chiếu trắng -> kính đeo lọc màu

- 3D chủ động
Thiết bị: Máy chiếu trặp hình -> màn chiếu trắng -> kính đeo chặp hình

Màn chiếu dùng cho công nghệ 3D:
Độ sáng của phim 3D bị suy giảm rất nhiều do kính lọc và kính đeo mắt. Hiện nay công nghệ phân cực RealD là cho hình ảnh sáng nhất. Độ sáng tối thiểu được chấp nhận cho trình chiếu phim 3D hiện nay là 4.5fL. Các công nghệ chiếu 3D khác nhau cũng sử dụng màn chiếu khác nhau:

3D phân cực:
Màn chiếu bạc để giữ lại tính phân cực của ánh sáng khi phản chiếu ở màn.
- Để đảm bảo chất lượng của hình ảnh 3D, tỷ lệ tách hình phải lớn hơn 130:1. Hay nói một cách nôm na là nếu nhắm mắt trái thì mắt phải quan sát thấy hình ảnh phát ra từ máy chiếu bên phải phải rõ hơn hình ảnh phát ra từ máy chiếu bên trái hơn 130 lần và ngược lại. Điều này đảm bảo hiện tượng bóng ma (hay crosstalk) thấp ở mức chấp nhận được.
Màn chiếu bạc có gain rất cao nên không dùng được trong trình chiếu 2D do hiện tượng hotspot rất nhiều.
- Hiện nay một số hãng sản xuất màn chiếu lớn cho ra đời các lọai màn chiếu có thể ứng dụng cho cả 3D phân cực và 2D như Silver 5D (3D+2D) của Stewart Screen hay Harkness 3D screen.

3D giao thoa màu và 3D chủ động:
Sử dụng màn trắng thường
Một số rạp dùng màn có gain cao nhằm bù đắp ánh sáng bị hao hụt trong quá trình chiếu 3D

. Góc nhìn của màn chiếu
Màn chiếu có gain càng cao thì góc nhìn càng hẹp. Lý do là vì các màn chiếu gain cao sẽ phản chiếu ánh sáng ngược lại theo hướng của nguồn phát sáng, cũng như một tấm gương, thay vì phân tán ánh sáng đều ra các phía.

Đối với các màn chiếu trắng tiêu chuẩn, sự suy giảm độ sáng cũng xảy ra ở hai bên màn chiếu, đặc biệt là các màn chiếu lớn. Để khác phục điều này, các rạp chiếu phim thường dùng màn chiếu cong để phản chiếu ánh sáng nhiều hơn về phía khán giả. Thông thường độ sâu của màn cong bằng 5% bề ngang của màn. Ví dụ màn rộng 20m thì sâu vào 1m.

Tin tức liên quan:

Logo đối tác